Tin tức

Bảo đảm nguồn cung dệt may trong bối cảnh đại dịch Covid-19

Ngày đăng: 15/10/2021

Số liệu thống kê của Hiệp hội Dệt may Việt Nam VITAS cho thấy, trong chín tháng qua, tổng kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam đạt 29 tỷ USD, tăng 13,2% so cùng kỳ và giảm 0,04% so cùng kỳ 2019 (thời điểm trước khi xảy ra đại dịch Covid-19). Để đạt được thành quả trên là sự nỗ lực rất lớn của doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh hoành hành, nguồn cung bị đứt gãy và nhiều thời điểm phải đối diện nguy cơ đóng cửa, dừng sản xuất.

Ngành dệt may đứng trước nhiều khó khăn trong dịch Covid-19. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Các doanh nghiệp dệt may thời gian qua đã trải qua rất nhiều cung bậc thăng trầm. Tín hiệu lạc quan khi trong quý I/2021 các doanh nghiệp đã ký được đơn hàng đến hết quý III, thậm chí hết năm do nhiều nước như Mỹ, EU, Trung Quốc... đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh, tỷ lệ tiêm vắc-xin cao và từng bước nới lỏng giãn cách dẫn tới nhu cầu tiêu dùng tăng trở lại, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu hướng tới mục tiêu 39 tỷ USD đề ra. Để duy trì lực lượng lao động và tránh mất khách hàng, nhiều doanh nghiệp phải thực hiện sản xuất “ba tại chỗ”, “một cung đường, hai điểm đến”,...

Thực tế cho thấy, các mô hình này không phát huy hiệu quả, chỉ đáp ứng được lượng rất nhỏ so với yêu cầu khi chỉ được sử dụng từ 10 đến 30% tổng số lao động tại mỗi doanh nghiệp. Số còn lại buộc phải nghỉ làm, và người lao động đành phải trở về quê tránh dịch, hoặc tìm công việc khác để mưu sinh. Việc thiếu nhân lực để sản xuất khiến doanh nghiệp không thực hiện được đơn hàng, trả hàng chậm, phải giao hàng bằng máy bay hoặc bị khách hàng hủy đơn hàng gây đứt gãy chuỗi cung ứng, tổn thất về kinh tế và giảm uy tín.

Nếu trong thời gian tới, các tỉnh, thành phố nới lỏng giãn cách, dự kiến cũng chỉ có khoảng 20 - 30% số lao động về quê quay lại làm việc. Đó là chưa kể tới số lao động đang làm việc có xu hướng tiếp tục hồi hương khiến bài toán về nhân lực lại càng khó giải hơn, nhất là hàng may mặc gắn liền với mùa vụ, chậm sản xuất sẽ bị lỗi mốt, gây thiệt hại kinh tế lớn hơn nếu lượng đơn hàng dịch chuyển sang các nước đối thủ cạnh tranh trực tiếp với hàng dệt may Việt Nam.

Để đẩy mạnh sản xuất, các doanh nghiệp dệt may phải phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong việc thực hiện các phương án phòng, chống dịch bệnh, vừa xây dựng phương án tổ chức sản xuất phù hợp thực tế, đồng thời tìm mọi giải pháp để chuỗi cung ứng không bị đứt gãy, các doanh nghiệp hỗ trợ nhau thực hiện đơn hàng dang dở; trao đổi thông tin, làm việc với khách hàng để tìm sự chia sẻ, không hủy đơn hàng chuyển đi nơi khác.

Bên cạnh đó, cần quan tâm hơn nữa đến người lao động đang còn làm việc tại doanh nghiệp cũng như những người nghỉ không lương, ngừng chờ việc, người về quê... để họ gắn bó với doanh nghiệp, sẵn sàng đi làm khi hết dịch. Tập trung rà soát, làm thủ tục kịp thời cho những người là đối tượng được hưởng trợ cấp của Nhà nước.

Doanh nghiệp cũng luôn mong muốn Nhà nước tạo điều kiện để người lao động tiêm đủ vaccine, xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp diễn biến của dịch bệnh nhưng phải thống nhất và ổn định.

https://baomoi.com/bao-dam-nguon-cung-det-may-trong-boi-canh-dai-dich-covid-19/c/40558716.epi

baomoi

Tin xem nhiều nhất

(08/08/2012)
(08/08/2012)
(08/08/2012)
(08/08/2012)
(13/08/2012)
(13/08/2012)
(13/08/2012)
(13/08/2012)
(13/08/2012)
(21/08/2012)
(21/08/2012)
(21/08/2012)
(21/08/2012)
(21/08/2012)
(29/08/2012)
(29/08/2012)
(03/09/2012)
(29/08/2012)
(29/08/2012)
(29/08/2012)