Tin tức

Chủ động nguyên phụ liệu trong nước, tránh bẫy… gia công

Ngày đăng: 31/08/2022

Trong khi đó, do thời gian dài gián đoạn và đứt gãy chuỗi cung ứng do dịch COVID-19, nguồn cung nguyên liệu từ Trung Quốc gặp nhiều khó khăn, các DN Việt buộc phải tìm một số nguồn cung thay thế từ các thị trường khác với giá cao, đã đẩy giá thành sản phẩm tăng theo trong khi xuất khẩu (XK) lại không tăng được giá. Bất ổn nguồn nguyên liệu cũng là một trong những lý do khiến đơn hàng chững lại trong những tháng cuối năm. Vì vậy, vấn đề hết sức cấp thiết là phải chủ động được nguồn nguyên liệu trong nước, để ngành dệt may, da giày trở thành một ngành công nghiệp bền vững, tránh gia công như hiện nay…

1.jpg -0

Mặc dù kim ngạch xuất khẩu lớn, nhưng ngành dệt may chưa chủ động được nguồn nguyên liệu nên gặp không ít khó khăn.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 7 tháng đầu năm 2022 kim ngạch XK dệt may tăng 20,4% so với cùng kỳ năm 2021, đạt gần 22,24 tỷ USD. Năm 2022, ngành dệt may phấn đấu XK đạt 43 – 43,5 tỷ USD. Tương tự với ngành da giày, theo Hiệp hội da giày - túi xách Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch XK da giày đạt 13,81 tỷ USD, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2021. Mặc dù kim ngạch XK của ngành dệt may, da giày ghi nhận nhiều điểm sáng tích cực, nhưng những lo ngại về những bất ổn về nguồn cung nguyên liệu, đơn hàng chững lại… những tháng cuối năm vẫn khiến các DN không khỏi lo lắng.

Nhìn lại hai năm đại dịch COVID-19 cho thấy, những bất cập về chuỗi cung ứng đã bộc lộ rõ nét. Nhiều DN dệt may, da giày của Việt Nam gần như không đủ nguyên phụ liệu để sản xuất. Đến nay, mặc dù tình hình có cải thiện hơn, nhưng nhiều DN vẫn cho rằng “nút thắt” này vẫn chưa được gỡ. Trong khi đó, nguyên liệu dùng để sản xuất chiếm rất lớn. Cụ thể, để làm ra 1 đôi giày thành phẩm, riêng phần da và đế giày phải sử dụng nguyên liệu 70 - 80%. Nguyên liệu dùng để sản xuất cuả các công ty dệt may cũng chiếm khoảng 85% tổng doanh thu; về giá cả, từ đầu năm đến nay giá nguyên liệu NK tăng 7 - 10%, dẫn đến tăng giá thành sản phẩm, trong khi XK lại không tăng được giá vì giá cả đã được thể hiện trên hợp đồng đã ký với đối tác trước đó.

Ông Nguyễn Văn Khánh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Da giày TP Hồ Chí Minh cho biết, việc tự chủ nguyên phụ liệu da giày ở thị trường trong nước vẫn còn rất yếu, nguồn nguyên liệu chính vẫn phải mua từ Trung Quốc.

Với ngành dệt may, ông Phạm Xuân Hồng - Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Thêu Đan TP Hồ Chí Minh cho biết, tỷ lệ NK nguồn nguyên phụ liệu từ Trung Quốc hiện vào khoảng 60%, đi ngang từ năm ngoái. Phần lớn giá cả nguyên liệu NK từ Trung Quốc tương đối phù hợp vì họ sản xuất sản lượng lớn nên giá thành rẻ hơn, còn DN đặt hàng ở một số thị trường khác với sản lượng nhỏ thì giá sẽ cao hơn. Nhiều DN chấp nhận mua nguyên liệu với giá cao để đảm bảo sản xuất liên tục, không bị đứt gãy chuỗi cung ứng.

Theo ông Hồng, trước mắt việc tránh phụ thuộc NK nguyên phụ liệu từ Trung Quốc là khó. Vì vậy, rất cần sự hỗ trợ ở khâu chính sách, cũng như sự liên kết giữa các DN với nhau mạnh mẽ hơn thì mới có vượt qua trở ngại về sự phụ thuộc này nhằm tự chủ nguồn nguyên phụ liệu trong nước.

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, chỉ trong nửa đầu năm 2022, Trung Quốc là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may, da giày cho Việt Nam khi chiếm tỷ trọng lên đến 53%, với kim ngạch đạt 7,76 tỷ USD (tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2021). Tiếp đó là các thị trường Đài Loan, Hàn Quốc, Hoa Kỳ…

Mặc dù gặp nhiều bất lợi trong việc phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu NK, nhưng các DN trong ngành cũng cho rằng việc gia tăng tỷ lệ nội địa hoá là chuyện dễ. Chẳng hạn như ngành thuộc da - lĩnh vực sản xuất có ý nghĩa quan trọng đối với ngành da giày, lại đang đối mặt các quy định ngặt nghèo liên quan đến môi trường, trong khi đây là mặt hàng mà hàng năm phải nhập hàng tỷ USD. Tương tự, với ngành dệt may việc phát triển công nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu trong nước vẫn đang gặp khó khăn, do chưa có quy hoạch không gian phát triển các khu công nghiệp lớn, xử lý nước thải tập trung… nên nhiều địa phương không mặn mà với việc cấp phép các dự án dệt, nhuộm.

Ngoài ra, để đầu tư, phát triển sản xuất nguyên phụ liệu dệt may, da giày, đòi hỏi cần phải có nguồn vốn lớn để đầu tư các công nghệ, thiết bị… hiện đại. Chính vì vậy, nếu chỉ mình DN nỗ lực tự thân thì rất khó khăn, không đủ lực, để giải quyết vấn đề thì cần có sự vào cuộc, hỗ trợ, của các cơ quan ban ngành.

Theo Dự thảo “Chiến lược phát triển ngành dệt may, da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035”, dự kiến kim ngạch XK bình quân sẽ tăng từ 5% - 6%/năm, trong giai đoạn đến năm 2030 (năm 2030 dự kiến 68 – 70 tỷ USD); tăng từ 2-3%/năm trong giai đoạn từ 2031 đến 2045 (năm 2045 đạt khoảng 95 – 100 tỷ USD). Từ nay đến năm 2030, ngành dệt may, da giày chuyển dần trọng tâm sang phát triển bền vững, kinh doanh tuần hoàn. Từ năm 2030 – 2045, phát triển hiệu quả, bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn.

Thúy Hà
https://cand.com.vn/kinh-te/chu-dong-nguyen-phu-lieu-trong-nuoc-tranh-bay-gia-cong-i665890/
CAND

Tin xem nhiều nhất

(08/08/2012)
(08/08/2012)
(08/08/2012)
(08/08/2012)
(13/08/2012)
(13/08/2012)
(13/08/2012)
(13/08/2012)
(13/08/2012)
(21/08/2012)
(21/08/2012)
(21/08/2012)
(21/08/2012)
(21/08/2012)
(29/08/2012)
(29/08/2012)
(03/09/2012)
(29/08/2012)
(29/08/2012)
(29/08/2012)