Tin tức

In kỹ thuật số trực tiếp trên vải (DTG) – lựa chọn tối ưu cho các doanh nghiệp khởi nghiệp

Ngày đăng: 07/10/2019

Những người trẻ đang mơ ước trở thành doanh nhân. Áp dụng công nghệ in kỹ thuật số trực tiếp trên vải (DTG- Direct to Garment Printing) là một trong những ý tưởng kinh doanh sinh lợi cho những người muốn khởi nghiệp. Vì mô hình kinh doanh này đòi hỏi đầu tư tương đối thấp và ít không gian vận hành nên không cần phải đợi đến khi chín muồi mới bắt đầu, thay vào đó họ có thể gieo hạt giống cơ hội ngay từ hôm nay.

 

Hình 1: Công nghệ hiện đại khiến việc kinh doanh in ấn trực tiếp trở nên dễ dàng đối với một doạnh nghiệp trẻ muốn đạt được thành công

Đây là phương pháp tốt nhất để in áo thun thời trang và đòi hỏi khắt khe với các thiết kế nhiều màu sắc, có khả năng in mỗi lô lên tới 100 áo. Công nghệ hiện đại góp phần vào thành công của các doanh nghiệp trẻ.

Công nghệ in trực tiếp DTG là gì?

Trong thời đại số hóa, các phương pháp in cũ và truyền thống đang suy thoái dần. Công nghệ in KTS trực tiếp (DTG) trên quần áo là một quy trình in mới trên các vật liệu dệt bằng quá trình tự động cuả máy in chuyên dụng.Nói cách khác, kỹ thuật này là một mô hình nâng cấp của máy in kỹ thuật số trên giấy in. Sự khác biệt duy nhất là DTG in trên vật liệu dệt bằng công nghệ in phun nước chuyên dụng (mực in trên vải- hóa chất gốc nước).Matthew Rhome đã phát minh ra kỹ thuật in này khi anh đang làm việc tại DIS của Bradenton, Florida. Máy in DTG được coi là ‘Cuộc cách mạng đầu tiên” bắt đầu xuất hiện trên thị trường vào năm 1996. Do quy trình in dễ dàng và chóng giống in trên giấy, kỹ thuật này trở nên phổ biến trong công nghệ in áo phông.Hơn nữa, DTG là kỹ thuật phù hợp với các thiết kế phức tạp. Các thiết kế với  các chi tiết nhỏ và đa sắc có thể thu hút giới trẻ.

Tại sao công nghệ in KTS lại dễ đúc kết kinh nghiệm?

Việc khởi nghiệp đôi khi khiến các doanh nhân trẻ gặp trở ngại nếu họ không đủ kinh nghiệm và không chọn được mô hình kinh doanh phù hợp. Bởi việc đầu tư và tích góp kinh nghiệm cũng chính là ưu thế dẫn đến thành công cho các doanh nghiệp.

Ứng dụng công nghệ DTG có thể là lựa chọn kinh doanh dễ dàng nhất và cơ hội đang rộng mở vì không cần quá nhiều vốn đầu tư để bắt đầu. Chi phí máy móc thấp và không đòi hỏi nhiều không gian. Vì vậy, nếu doanh nghiệp cảm thấy không phù hợp để tiếp tục, họ có thể dừng lại với ít rất rủi ro.

Ưu điểm

Công nghệ in kỹ thuật số DTG tiết kiệm hơn, nhanh hơn và sạch hơn so với phương pháp in lưới. Phương pháp này đòi hỏi không gian hoạt động ít hơn, khoản đầu tư ban đầu nhỏ. Các nhà thiết kế có thể tạo ra những kiệt tác nghệ thuật bất kể số lượng sắc tố họ muốn sử dụng- mà không phải tạo ra các tấm phim dương bản, phân giải màn hình, kéo dài màn hình và sử dụng hóa chất để rửa đầu in.

Vì kỹ thuật in KTS chính xác hơn kỹ thuật in lưới, các bức ảnh có thể được in chính xác tới từng pixel. Các hạn chế và khó khăn khi thiết kế họa tiết in sẽ giảm thiểu khi dùng công nghệ in kỹ thuât số DTG.

Hơn thế nữa, khi bắt đầu kinh doanh, nếu chủ doanh nghiệp có am hiểu về thiết kế và quá trình in sẽ không cần sự giúp sức từ bên ngoài.

Lĩnh vực này cũng rất phù hợp với thị trường Bangladesh bởi lĩnh vực sản xuất áo T-shirt ở đây rất rẻ vì Bangladesh là thị trường vải kiện lớn. Có thể mua bất kỳ loại vải nào ta mong muốn từ các nhà sản xuất địa phương để sản xuất áo T-shirt và sử dụng kỹ thuật in DTG.

Thị phần của công nghệ in DTG trên thị trường ra sao?  

Giới trẻ có xu hướng ưa chuộng áo T-shirt nơi họ có thể thỏa sức thể hiện cá tính của mình qua các họa tiết in DTG. Điều đó có nghĩa thị phần cho công  nghệ này khá lớn. Tuy vậy các thiết kế cần độc đáo và bắt mắt để thu hút thị trường mục tiêu đảm bảo con đường kinh doanh rộng mở.

Như đã đề cập ở trên, trước đây máy in được thiết kế để in với số lượng áo tương đối lớn thì nay có rất nhiều dịp lễ, sự kiện, lễ hội và các tổ chức cần in áo T-shirt với số lượng không nhiều. Thỉnh thoảng các tổ chức phi chính phủ cũng sử dụng các sản phẩm T-shirt được in theo công nghệ DTG cho các chiến dịch của mình và mở ra cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp.

Hình 2: Các thế kế hợp xu hướng và bắt mắt tới từng chi tiết là chìa khóa thành công cho các sản phẩm dệt may sử dụng công nghệ in kỹ thuật số trực tiếp DTG

Quá trình in kỹ thuật số trực tiếp DTG

Tiền xử lý. Đó là quá trình ép nhiệt làm cho bề mặt vải phẳng phiu. Trước đó, cần phải phun chất lỏng trước khi phun mực lên vải. Quá trình tiền xử lý này sẽ giúp:

·         Tăng cường liên kết giữa vải và sắc tố

·         Tiền xử lý tạo ra các sợi mềm dẻo cho chất nền mịn hơn

·         Tạo ra phản ứng hóa học của mực tốt nhất cho quá trình sấy khô và đóng rắn.

Loại vải: Được thiết kế để in trực tiếp trên áo sơ mi cotton, mũ, túi xách, vỏ gối, nội thất. Vì kỹ thuật in DTG dùng mực nước và  hoạt động tốt trên các chất liệu tự nhiên: cotton, sợi tre, sợi gai dầu, đũi, và sợi pha cotton.

Phần mềm đặc biệt để thiết kế: Máy in cần được cài một phần mềm đặc biệt để thiết kế các họa tiết nghệ thuật và chuyển đổi sang một tệp tương thích. Họa tiết này phải được lưu trong ít nhất 300 DPI (mật độ điểm in) nhằm đảm bảo kết quả tốt hơn. Khi in trên vải màu, nên dùng lớp lót màu trắng để làm nổi bật các họa tiết in.

Trải phẳng sản phẩm: Trước khi in, cần trải phẳng hoàn toàn sản phẩm trong máy in. Điều này sẽ giúp tránh các khoảng trắng sau khi in do các nếp nhăn gây ra làm hỏng toàn bộ quá trình in.

In ấn: Nếu công tác chuẩn bị được thực hiện đúng yêu cầu và đúng quy trình, quá trình in sẵn. Nên nhớ, quá trình in không nên thực hiện một cách vội vàng nếu không chất lượng khó đạt như mong muốn.

Bảo dưỡng sau khi in: Ngay sau khi in xong, nhẹ nhàng gỡ áo ra khỏi máy in DTG và tải nó vào trục ép nhiệt.

Trước khi ép nhiệt, một tấm bảo vệ Teflon có thể tái sử dụng được đặt trên bề mặt áo in để mực ướt không bám vào máy ép nhiệt và làm hỏng chất lượng in. Khi việc cài đặt được thực hiện chính xác cùng các thông số kỹ thuật, các tấm kẹp nhiệt bị kéo chặt lại cho đến khi bị khóa

Sau khi nhấn nút hoàn tất trên áo, để đảm bảo, cần chạm nhẹ ngón tay vào bản in để kiểm tra xem mực đã được xử lý hoàn toàn chưa.

Môi trường làm việc: Nhiệt độ phải từ 20 đến 30 độ C (78-86 độ F), độ ẩm: 40-70% (khuyến nghị), điện: một pha 220 V 10% (50/6 (Hz. AC); không ngưng tụ hơi nước.

Giặt tẩy: Các loại mực được sử dụng cho kỹ thuật in DTG là gốc nước nên chúng có thể phai màu một chút sau vài lần giặt. Thông thường, kỹ thuật này được sử dụng để in áo T-shirt phong cách vintage. Vì vậy, cần lưu ý trong quá trình giặt tẩy.

Tóm lại khi muốn khởi nghiệp bằng ứng dụng kỹ thuật in áo T-shirt, nên nhớ rằng thành công không đến sau một đêm. Nếu xây dựng kế hoạch và áp dụng kinh nghiệm một cách hợp lý thì bất cứ ai cũng có thể khởi đầu doanh nghiệp một cách thuận lợi, và chắc chắn, sẽ gặt hái được thành công.

Nguồn: vinatex.com.vn

 

Tin xem nhiều nhất

(08/08/2012)
(08/08/2012)
(08/08/2012)
(08/08/2012)
(13/08/2012)
(13/08/2012)
(13/08/2012)
(13/08/2012)
(13/08/2012)
(21/08/2012)
(21/08/2012)
(21/08/2012)
(21/08/2012)
(21/08/2012)
(29/08/2012)
(29/08/2012)
(03/09/2012)
(29/08/2012)
(29/08/2012)
(29/08/2012)