Tin tức

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp: Triển khai càng sớm, hiệu quả càng cao!

Ngày đăng: 07/04/2022

 Nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được đưa ra tại Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng cần sớm triển khai thực thi mới mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp và nền kinh tế.

Với mục tiêu phục hồi, phát triển nhanh hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy các động lực tăng trưởng, ưu tiên một số ngành, lĩnh vực quan trọng, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng GDP bình quân từ 6,5-7% trong giai đoạn 2021-2025. Ngày 11/1/2022, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khoá, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Để triển khai hiệu quả Nghị quyết 43 của Quốc hội, ngày 30/1, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết 43/2022/QH15. Tiếp theo đó, ngày 12/2, Thủ tướng Chính phủ đã ký Công điện số 126/CĐ-TTg gửi các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đôn đốc triển khai quyết liệt, hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế; đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp: Triển khai càng sớm, hiệu quả càng cao!

Chương trình phục hồi kinh tế dự báo sẽ có tác động tích cực đến hoạt động của doanh nghiệp

Đặc biệt, mới đây nhất, ngày 16/3, Thủ tướng Chính phủ lại có Công điện số 252/CĐ-TTg về đôn đốc triển khai quyết liệt, hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Để thực hiện và phát huy ngay hiệu quả của chương trình, Thủ tướng yêu cầu các bộ, thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, thành phố trực thuộc trung ương theo chức năng thực hiện được giao, tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số 11/NQ-CP về chương trình và triển khai Nghị quyết 43…

Với sự quyết liệt đó của người đứng đầu Chính phủ, sau 3 tháng Nghị quyết 43 được thông qua, có một số chính sách đã được triển khai và thực hiện sớm, bước đầu đã đạt được kết quả.

Cụ thể là chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 10% xuống 8% trong năm 2022, để triển khai chính sách này, ngày 28/1, Chính phủ đã ban hành Nghị định 15/2022/NĐ-CP quy định chính sách miễn, giảm thuế theo quy định Nghị quyết 43. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, việc giảm thuế VAT như một chính sách toàn dân, bởi hầu hết người dân, doanh nghiệp đều được hưởng lợi từ chính sách này.

Tuy nhiên, theo ông Phan Đức Hiếu - Ủy viên Thường trực Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội khoá XV, bên cạnh điểm sáng trong thực hiện chính sách VAT, thì đến nay rất nhiều chính sách được nêu tại Nghị quyết 43 vẫn đang được chờ để thực thi trên thực tế. Trong khi đó, nếu thực hiện được ngay thì hiệu quả đối với nền kinh tế, với xã hội sẽ tích cực hơn rất nhiều.

Điển hình là chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động, khi thiết kế chính sách này đúng vào thời điểm người lao động đã trở về quê và doanh nghiệp khó khăn trong việc thu hút lao động, nên chính sách ra đời để hỗ trợ khó khăn cho người lao động và doanh nghiệp tại thời điểm đó.

“Nên nếu thực hiện ngay thì tác động của chính sách đến kinh tế - xã hội là rất lớn. Nhưng nếu thực hiện chậm đi, thì tác động của chính sách đã giảm đi rất nhiều”, ông Phan Đức Hiếu nhấn mạnh.

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp: Triển khai càng sớm, hiệu quả càng cao!

Cần tham vấn rộng rãi khi xây dựng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp

Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, ông Lê Mạnh Hùng - Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) - cho rằng: Thời gian gần đây, nguyên liệu đầu vào, đặc biệt là thị trường Trung Quốc xuất hiện khan hiếm nguyên, nhiên liệu nhiều mặt hàng, trong đó có dệt may, do quốc gia này vẫn thực hiện chính sách “zero” Covid-19. Để tháo gỡ khó khăn cho khu vực doanh nghiệp, các tổ công tác nhằm tháo gỡ khó khăn cho khu vực doanh nghiệp vẫn nên tiếp tục được duy trì.

Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, Chương trình phục hồi kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự hồi phục của doanh nghiệp và nền kinh tế trong thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, để chương trình phục hồi mang lại hiệu quả ngay cho khu vực doanh nghiệp thì cần triển khai nhanh hơn nữa, quyết liệt hơn nữa. Và cần có sự đồng đều giữa các địa phương về triển khai các chính sách, để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong tiếp cận chương trình hỗ trợ.

Bên cạnh đó, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế phát huy hiệu quả, các chính sách đưa ra cũng cần phù hợp với thực tiễn và nhu cầu của doanh nghiệp. Liên quan đến vấn đề này, ông Lê Mạnh Hùng cho rằng: Năm 2020, một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được đưa ra nhưng doanh nghiệp không tiếp cận được, một phần về điều kiện để tiếp cận chính sách rất khó khăn.

Trong khi đó, vấn đề thực thi chính sách rất quan trọng, nhưng muốn thực thi được thì chính sách đưa ra cần đúng, trúng và rõ ràng, để cộng đồng doanh nghiệp nắm được mình có thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách hay không. Vì vậy, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra trong Chương trình phục hồi kinh tế cần rút kinh nghiệm từ những tồn tại của các năm trước.

Còn theo ông Phan Đức Hiếu, thể chế, chính sách giống như một phần mềm, nếu nhiều lỗi, không tốt thì không chạy được. Do đó, để có một phần mềm tốt, khi thiết kế chính sách hỗ trợ các cơ quan cần có sự tham vấn sớm, tham vấn rộng rãi các cơ quan liên quan và cộng đồng doanh nghiệp, đặt người thụ hưởng vào trung tâm để họ sớm nhận thức được và tránh sai sót về chính sách.

Đặc biệt, trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách, sự vào cuộc của các cơ quan nhà nước là chưa đủ, mà cần có sự tham gia của các tổ chức xã hội, hiệp hội doanh nghiệp, nhằm đưa ra những thông tin cụ thể để doanh nghiệp tiếp cận.

Nguyễn Hòa

https://congthuong.vn/chinh-sach-ho-tro-doanh-nghiep-trien-khai-cang-som-hieu-qua-cang-cao-174502.html

congthuong

Tin xem nhiều nhất

(08/08/2012)
(08/08/2012)
(08/08/2012)
(08/08/2012)
(13/08/2012)
(13/08/2012)
(13/08/2012)
(13/08/2012)
(13/08/2012)
(21/08/2012)
(21/08/2012)
(21/08/2012)
(21/08/2012)
(21/08/2012)
(29/08/2012)
(29/08/2012)
(03/09/2012)
(29/08/2012)
(29/08/2012)
(29/08/2012)