Tin tức

CPTPP giúp xuất khẩu dệt may Việt Nam vào Canada tăng mạnh

Ngày đăng: 14/10/2019

Trước khi CPTPP chính thức có hiệu lực từ tháng 1/2019, Việt Nam chưa khai thác được các thị trường tiềm năng trong khối như CPTPP, Mexico, Newzealand...

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết, 6 tháng đầu năm 2019 giá trị xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào các nước CPTPP như Canada, Mexico, Newzealand lần lượt tăng 46%, 17% và 18% so với cùng kỳ 2018.

Hiện nay tuy thị phần hàng Việt Nam tại Canada hiện chiếm chưa đến 1% lượng hàng nhập khẩu của Canada nhưng nhiều mặt hàng của Việt Nam lại được đón nhận rất tốt tại thị trường này như: Dệt may, da giày, thủy sản, hàng nội thất... Ngoài ra, các mặt hàng thực phẩm, nông sản như cà phê, hạt tiêu, hạt điều, rau, quả… cũng bước đầu tăng trưởng xuất khẩu tích cực trong thời gian qua. Bù lại, các sản phẩm công nghệ cao của Canada như máy móc, sản phẩm sinh học, hóa chất và các nguyên liệu cho sản xuất, chăn nuôi… luôn là những mặt hàng có nhu cầu cao tại Việt Nam.

Đáng chú ý, thủy sản đang là mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam tại thị trường này, nhiều chủng loại đã chiếm thị phần rất cao như cá basa (chiếm 100% thị trường cá da trơn nhập khẩu của Canada); tôm bao gồm tôm đông lạnh và tôm chế biến đứng đầu trong số các nước xuất khẩu tôm vào Canada và chiếm 1/3 thị phần nhập khẩu; cá ngừ vàng, mắt to đông lạnh chiếm 8% thị phần... Thuế MFN của Canada đối với các mặt hàng này sẽ giảm về 0% ngay sau khi hiệp định có hiệu lực. Đây là cơ hội để Việt Nam tiếp tục giữ vững thị phần và đa dạng hóa các chủng loại mặt hàng xuất khẩu vào thị trường này.

Xuất khẩu dệt may Việt Nam tăng giá trị vào các nước CPTPP.

Đối với mặt hàng dệt may, mặc dù thị trường quần áo của Canada có dung lượng nhỏ nhưng nhiều công ty phân phối dệt may hàng đầu thế giới có trụ sở tại Canada và đa số các công ty đều phân phối tại thị trường Mỹ và các nước khác. Hiện mặt hàng dệt may mới chiếm khoảng 7% tổng thị phần nhập khẩu của Canada. Thuế nhập khẩu mặt hàng này vào Canada sẽ giảm từ 17-18% xuống còn 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực hoặc sau 3 năm nếu đáp ứng được quy tắc xuất xứ từ sợi trở đi. Theo bà Đỗ Thị Thu Hương, mức chênh lệch thuế nhập khẩu sẽ là động lực thúc đẩy dệt may xuất khẩu sang thị trường Canada. Do đó, cần tăng cường quảng bá hàng Việt Nam theo hình thức tổ chức đoàn doanh nghiệp dệt may sang Canada, giới thiệu năng lực sản xuất và tiếp xúc 1-1 với từng đối tác lớn của thị trường này.

Hiện nay với quy định chung của CPTPP các mặt hàng làm từ dệt may phải đảm bảo nguyên tắc từ vải trở đi (nghĩa là nguồn nguyên liệu vải để may sản phẩm phải xuất xứ từ 11 nước thành viên CPTPP).

Hiện nay Việt Nam đã sử dụng vải của nhiều nước trong khối như Malaysia, Singapore, Nhật Bản...

Đại diện Vitas khuyến cáo doanh nghiệp nên tìm hiểu nhiều thôn tin, quy định của CPTPP cho riêng ngành dệt may để có đủ khôn ngoan tận hưởng ưu đãi thuế. Bởi hiện nay sản lượng dệt may vào Mỹ tuy lớn nhưng vẫn chịu thuế 17-20% do chưa có Hiệp định thương mại tự do nào với Mỹ nên chưa được hưởng ưu đãi thuế. Vì thế cần tận dụng ưu đãi từ các thị trường CPTPP nhằm nâng cao giá trị dệt may Việt Nam.

Nguồn: baomoi.com

 

Tin xem nhiều nhất

(08/08/2012)
(08/08/2012)
(08/08/2012)
(08/08/2012)
(13/08/2012)
(13/08/2012)
(13/08/2012)
(13/08/2012)
(13/08/2012)
(21/08/2012)
(21/08/2012)
(21/08/2012)
(21/08/2012)
(21/08/2012)
(29/08/2012)
(29/08/2012)
(03/09/2012)
(29/08/2012)
(29/08/2012)
(29/08/2012)